Đề bài em hãy kể lại truyện trí khôn của tao đây bằng lời kể của anh nông dân

 

Bài làm:

Tôi là một anh nông dân chuyên làm nghề cày mướn. Hôm nọ cày gần bìa rừng thì thấy một con Cọp mình vàng óng cứ lượn lờ đi qua đi lại và sau đó thì nó ngồi như một pho tượng đúc để nhìn chúng tôi ra vẻ ngạc nhiên lắm. Tôi nhận ra con Cọp này đã ăn mất mấy con dê của tôi hôm trước. Nén giận tôi giả vờ như không hay biết có nó trên đời. Chúng tôi vẫn tiếp tục cày. Cả tôi và trâu trao đổi cho nhau lần cuối kế hoạch trả thù con Cọp khốn kiếp.

Kể lại truyện trí khôn của ta đây theo lời kể của anh nông dân
Kể lại truyện trí khôn của ta đây theo lời kể của anh nông dân

Khi con Cọp tiến lại gần nhau. Nó hỏi tôi rõ to.

– Ông ơi, khi nào ông mới cho con một ít trí khôn để con ăn thịt mấy con heo hay phá vườn, phá ruộng hở ông!

Tôi giơ roi giả vờ quất vào vun vút vào mông trâu rồi hét lên:

– Mày có chịu cày không thì bảo! Đồ trâu bò mày cũng đòi trí khôn hử! Trong các loài vật họa chăng chỉ có loài Cọp dùng được thôi.

Mặt trời đã đúng bóng cả tôi và trâu đã mệt nhoài, tôi mở cày cho Trâu, còn tôi thì lại ngồi dưới gốc cây đa vừa uống nước vừa hút vài khói thuốc lào. Tôi nhhifn về phía Trâu đang gặm cỏ thì thấy Cọp đã đến bên Trâu lúc nào. Hai đứa thì thầm điều gì ra chiều quan trọng và bí mật lắm. Dường như Cọp đang năn nỉ và Trâu thì lắc đầu nguầy nguậy. Sau đó Trâu nói thật to:

– Anh lại hỏi ông ấy đi, tôi không biết.

Cọp xăm xăm đi lại chỗ tôi. Tôi nhình thấy trâu nở một nụ cười mãn nguyện với hàm răng trắng xóa.

Với dáng vẻ hung hăng hống hách chọp hỏi tôi, cộc lốc:

– Trí khôn là gì vậy? Cho tôi một ít được không?

Tôi nhanh nhẩu đáp:

– Ồ thế anh cũng không biết trí khôn là gì à? Trí khôn là cái dùng để bắt mọi loại thú mà ăn thịt thoải thích. Tôi vừa nói với thằng Trâu là chỉ có Cọp mới xứng đáng có trí không và anh thì tôi sẽ cho một ít.

Cọp mình quýnh:

– Được được anh cho tôi một ít, cho tôi nhanh đi

Tôi đáp:

– Tí khôn tôi để ở nhà, tôi về mới lấy cho anh được. Nhưng anh phải cho tôi trói lại ở góc cây này để trâu của tôi không bị anh ăn thịt. Anh có chịu không?

Cọp ngoan ngoãn để cho chúng tôi dùng mấy sợi dây thừng buộc trói chặt vào gốc cây.

Khhi biết chắc cọp không cựa quậy được nữa, lúc đó tôi mới cầm mấy chiếc roi mất giáng những trận mưa roi vào đầu, vào mình, vào cổ cọp. Vừa đánh tôi vừa hét: Trí khôn của tao đây , mày cần bao nhiêu? Như thế đã đủ chưa?” Cọp kinh hoàng ra sức giẫy giụa và kêu la thảm thiết.

Chưa hả giận tôi vừa kể tội lỗi của nó với Trâu kéo lại một bó rơm to tướng, tôi chất rơm quanh mình cọp. Và sẵn mồi lửa hút thuốc chưa tàn tôi thổi to rồi châm lửa. Lửa ngun ngút bốc lên, Cọp la hét vang trời, cặp mắt nó vừa giận dữ, vừa sợ hãi cứ long lên từng tia sáng xanh lè, mùi lông bị đốt tỏa ra khét lẹt.

Cảnh tượng chúa sơn lâm vùng vẫy thật hài hước. Tôi cười chảy nước mắt Trâu cũng cười nghiêng cười ngả.

Dây trói đứt, Cọp vùng dậy được, cong đuôi vác cái thân đang ngun ngút khói lao vào rừng.

Tôi ngoảnh lại thì thấy trâu mặt mày méo xệch, vênh lên. Hóa ra mải cười, hàm trên của trâu va vào đá rụng không còn một chiếc răng nào.

Kể từ dạo đó mà trâu sinh ra không có hàm răng trên và cũng kể từ đó, những con cọp luôn có những vằn đen trên lưng, dấu tích của vụ cháy hôm nào.

Vì Cọp Ỷ thế lớn mạnh mà hay ưa gây tai họa cho mọi người, chúng thật xứng đáng nhận sự trừng phạt của trí khôn của con người chúng ta phải không các bạn? Tôi thật không ân hận khi đối xử với cọp nhưu vậy. Chỉ thấy tội nghiệp cho trâu.

Bài văn kể lại truyện trí khôn của tao đây bằng lời kể của anh nông dân sẽ giúp các bạn học tốt hơn. Chúc các em thành công.

Xem thêm

sach tieng anh lop 10

sach tieng anh lop 11

sach tieng anh on thi thpt

Đề bài: Em kể lại truyện Thánh Gióng theo lời kể của Bà Lão mẹ của Thánh Gióng

 

Bài làm:

Khi các cháu nghe lão kể chuyện này, chắc các cháu nghĩ, lão bịa ra câu chuyện để đánh lừa. Nhưng không đó là một sự thật dù nói ra thì cũng khó tin đấy.

Bài văn mẫu kể lại chuyện thánh gióng  theo lời kể của mẹ Thánh Gióng
Bài văn mẫu kể lại chuyện thánh gióng theo lời kể của mẹ Thánh Gióng

Chẳng là vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu, vợ chồng lão đã cao tuổi làm ăn chăm chỉ và sống phúc đức đối với mọi người. Thế nhưng chẳng hiểu sao trời không cho vợ chồng lão một con để hủ hỉ tuổi già? Một hôm nọ, lão ra đồng thì thấy có một vết chân to quá. Thấy lạ lão đặt chân vào ướm thử. Nào ngờ về nhà lại mang thai.

Mười hai tháng sau, lão hạ sinh một đứa con trai mặt trông khôi ngô tuấn tú. Mừng lắm hai vợ chồng rất cưng chiều nó và đặt tên con là Tháng Gióng. Nhưng khi đã 3 tuổi rồi mà thằng bé vẫn không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy. Đã nhiều lần lão khóc hết nước mắt và thầm trách ông trời đã cho lão đứa con nhưng không trọn vẹn.

Một hôm, sứ giả triều đình đến cái Gióng này đât để chiêu mộ người tài giúp Vua đánh giặc ngoại xâm. Nghe tin đó, con lão chợt cất tiếng nói “Mẹ ra mời sứ giả vào đây. Nghe lời nói lão mời sứ giả vào. Nó nói “Ông về tâu với Vua sắm cho ta một con ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Ta sẽ phá tan giặc”. Từ đó trở đi thằng Gióng lớn nhanh như thổi, ăn mấy cũng không no, áo mặc vừa xong đã căng đứt chỉ. Vợ chồng lão mừng lắm nhưng cũng rất lo vì nhà không đủ sức nuôi nó. Cũng nhờ bà con hàng xóm giúp đỡ, kẻ cho thóc kẻ gom gạo, mong cho nó lớn nhanh để tiêu diệt giặc.

Giặc đến chân núi Châu Sơn. Ai nấy đều lo sợ. Khi sứ giả mang ngựa, soi và áo giáp sắt đến thì con lão vùng dậy vươn vai một cái bỗng chốc trở thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt. Đã thế khi nó đã bước tới vỗ mông con ngựa thì ngựa sắt cũng hí lên vang dội. Mặc xong áo giáp sắt và cầm soi sắt con lão vội nhảy lên lưng ngựa. Ngựa vừa phóng đến nơi có giặc vừa phun ra lửa, chói cả một góc trời. Con lão đi đến đây, giặc phơi thây đến đấy. Đánh giữa chừng thì roi sắt gãy, nó liền quơ luôn những bụi tre ven đường, quật vào những đứa còn sống sót. Giặc vỡ tan như bầy ong vỡ tổ. Đám tàn quân giẫm lên nhau mà chạy trốn.

Đuổi xong giặc, thằng Gióng nhà lão phi ngựa lên thẳng đỉnh núi Ninh Sóc, bỏ áo giáp lại cả người lẫn ngựa bay về trời. Vua Hùng phong cho nó làm Phù Đổng Thiên Vương cho lập đền thờ lại làng và như các cháu đã biết thì đến tháng Tư làng lại mở hội đền Thánh Gióng. Lão nghe nói ở huyện Gia Bình có những bụi tre màu ngà là do ngựa phun lửa làm sèm, còn vết chân ngựa thì tạo thành những dãy ao hồ. Và có một làng tên làng Cháy vì đã bị ngựa phun lửa thiêu rụi. Có lắm đêm vợ chồng lão nhớ con quá nhưng lão nghĩ nó là con ông trời sai xuống thì hẳn phải trở về trời nhưng lão cứ thắc mắc lẫn tự hào vì sao ông trời lại phán nó xuống đầu thai làm con chính lão, để nó đánh giặc cứu nước giữ yên cho quê nhà. Lão vẫn hi vọng ngày nào thằng gióng lại về với lão dù cho nó nhỏ bé như năm nào và câm nín trên chiếc gióng nơi đầu hè thì lão cũng thấy vui. Nói vậy chơ khi người ta đã to lớn và làm nên nhiều kỳ tích vĩ đại không ai muốn mình lại nhỏ bé để cha phải để tâm nhiều phải không các cháu.

Các cháu phải chăm ngoan học giỏi, vài hôm nữa anh Gióng trở lại sẽ cho các cháu cưỡi lên lưng ngựa sắt để rong ruổi nhìn cảnh đẹp quê mình. Và biết đâu nó chẳng cho các cháu bay lên trời để thăm chốn thiên cung bí ẩn với bao điều kỳ diệu.

Mà thôi các cháu để lão ra vườn hái cà không thằng Gióng về thì có cái cho nó ăn.

Bài văn mẫu kể lại truyện Thánh Gióng theo lời kể của Bà Lão mẹ của Thánh Gióng sẽ giúp các bạn học tốt hơn.

Xem thêm

sach tieng anh lop 6

sach tieng anh lop 7

sach tieng anh lop 8

sach tieng anh lop 9

ĐỀ 1-ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 8 TỈNH BẠC LIÊU

Vậy là học kì I sắp kết thúc, chắc hẳn các em đang chuẩn bị cho kì thi này, để hổ trợ cho các em làm bài tốt trong kì thi này, onthitot sẽ tổng hợp một số đề thi học kì I của các trường để các em tham khảo.

ĐỀ 1-ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 8 TỈNH BẠC LIÊU

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
Thế nào là tình thái từ?
Câu 2. (0,5 điểm)
Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
Câu 3. ( 1 điểm)
Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: “tuy… nhưng…..” Xác định chỉ ngữ, vị ngữ trong câu ghép vừa đặt.

II. PHẦN VĂN BẢN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Theo em, nguyên nhân nào đã đẩy lão Hạc (“lão Hạc- Nam Cao) đến cái chết thê thảm?
Câu 2. (1 điểm)
Văn bản ” Bài toán dân số” thuộc loại văn bản nào? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?
Câu 3. (1 điểm)

“Trời chiều phẳng lặng nước trong veo
Nhẹ lướt trên sông một mái chèo”

Câu thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN. (5 điểm)
Kể về một việc em đã làm khiến ba mẹ rất vui lòng.

—— HẾT ——-

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn Bạc Liêu

I. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2.0 điểm)

Câu 1. (0.5 điểm)

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Câu 2. (0.5 điểm)

Nói giảm nói tránh có tác dụng tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Câu 3. (1.0 điểm)

– HS đặt đúng câu ghép có quan hệ từ “Tuy………nhưng……..”. (0.5 điểm)

VD. Tuy Nam đi học thường xuyên nhưng bạn ấy học rất kém.

– Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép vừa đặt. (0.5 điểm)

II. PHẦN VĂN BẢN: (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Nguyên nhân dẫn đến cái chết thê thảm của lão Hạc là:

– Tình cảnh đói khổ, túng quẫn. (0,5 điểm)

– Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,5 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm)

– Thuộc loại văn bản nhật dụng. (0,5 điểm)

– Văn bản đặt ra vấn đề: Dân số và kế hoạch hóa gia đình. (0,5 điểm)

Câu 3. (1,0 điểm)

– Văn bản “Trời chiều bơi thuyền trên sông”. (0,5 điểm)

– Tác giả: Tạ Quốc Bửu. (0,5 điểm)

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

Hè năm ngoái, em đã làm được việc tốt là cứu một em nhỏ khỏi chết đuối trên đoạn sông chảy qua làng. Em còn nhớ rõ là nghỉ hè được vài ngày, em đăng kí học lớp võ Karate của Câu lạc bộ thể dục thể thao của huyện. Tuần ba buổi, em đạp xe đi tập từ sáng sớm, đốn trưa mới về. Karate quả là một môn võ hấp dẫn vô cùng, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên. Cũng bởi say mê tập luyện mà em không ngại đường xa, nắng nôi vất vả.
Một buổi trưa, em về đến gần đầu làng thì thấy mấy bé trai đang kêu thất thanh: “Cứu với! Có người chết đuối!”. Nhìn xuống mặt sông lấp loá, em thấy một em bé đang nhấp nhô, chới với. Quẳng vội chiếc xe đạp ven đường, em lao xuống nước, bơi nhanh về phía đó. Trong đầu em chỉ có một ý nghĩ là phải cứu bằng được em bé nọ.
Năm sải, mười sải vẫn chưa tới nơi. Khúc sông Ninh chảy qua làng em nước khá xiết. Em bé đã bị cuốn ra gần giữa dòng. Tình thế vô cùng nguy ngập, không nhanh không kịp. Em ngoi lên hít một hơi dài rồi gắng hết sức để bơi. Rất may, em đã nắm được tóc đứa bé. Cậu bé trong cơn kinh hoàng cứ túm chặt lấy em. Vất vả lắm em mới đưa được bé vào bờ.
Đuối sức, em nằm vật ra bờ sông thở dốc, chân tay rã rời. Lúc này, lũ trẻ cũng đã gọi bố mẹ em bé và một số dân làng ra tới nơi. Một cụ già nắm chân cậu bé dốc ngược, quay mấy vòng. Cu cậu ộc ra bao nhiêu là nước rồi dần dần tỉnh lại. Mẹ cậu bé ôm lấy con khóc nức nở. Tự nhiên nước mắt em cũng trào ra vì xúc động. Bố cậu bé nâng em dậy, vừa khóc vừa cảm ơn em.
Đám đông theo em về tận nhà. Thấy xôn xao ngoài ngõ, ông bà, bố mẹ em chạy cả ra. Nghe mọi người kể lại đầu đuôi câu chuyện, bố xiết chặt em vào lòng và nói: “Khá lắm, con trai bố khá lắm! Bố tự hào về con!”. Chuyện em cứu sống cậu bé Tùng lan nhanh khắp làng. Sau đó em trở thành “người hùng” của đám trẻ con trong xóm. Thỉnh thoảng được em dạy cho một vài thế võ, chúng thích mê, càng coi em là “thần tượng”.
Chuyện đó trở thành một kỉ niệm đẹp trong đời, mỗi lần nhớ đến em lại thấy vui vui. Còn cu cậu suýt chết đuối ngày nào, giờ cũng đã học lớp năm rồi đấy. Đương nhiên, cậu ta xin được làm “cái đuôi” rất dễ thương của anh “Nghĩa võ” – cái tên mà lũ trẻ yêu mến đặt cho em.

 

ĐỀ 2-ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I THCS NHUẾ DƯƠNG

 

Phần 1: Đọc – hiểu (4,0 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:

“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”

(Theo HDH Ngữ Văn 8, tập một, trang 27)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

4.Đặt 1 câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao chị Dậu lại phản kháng với bọn cai lệ như vậy?

5. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).

* Phần 2. Làm văn (6,0 điểm).

Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết.

 

ĐỀ 3- ĐỀ TH HỌC KÌ I LỚP 8 MÔN VĂN QUẬN TÂY HỒ 2017-2018

Phần I (5.0 điểm):

Cho đoạn văn: (.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn– chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn.

4. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

5. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.

Phần II.. (5.0 điểm):

Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: (… ) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ?

2. Nêu nội dung của đoạn văn.

3. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó.

 

Trên đây là 3 đề thi học kì I môn Văn lớp 8 của một số trường, các em tham khảo để ôn luyện tốt cho kì thi này nhé, chúc các em học tốt.

Xem thêm

sach tieng anh lop 3

sach tieng anh lop 4

sach tieng anh lop 5

Tổng hợp top những cuốn sách tiếng Anh dành cho người đi làm hay nhất

Bạn là người đã đi làm nhưng bạn vẫn đang loay hoay với việc học tiếng Anh của mình? Trong thời đại hiện nay việc học tiếng Anh cho người đi làm là một trong những việc làm cần thiết nhất. Tuy nhiên, không phải cũng có thời gian để học tiếng Anh cũng như lựa cho mình một cuốn tài liệu học tiếng Anh phù hợp. Dưới đây là top những cuốn sách tiếng Anh dành cho người đi làm hay nhất các bạn có thể tham khảo.

Tổng hợp top những cuốn sách tiếng Anh dành cho người đi làm hay nhất

  1. Vừa lười vừa lười vừa bận vẫn giỏi tiếng Anh

Đây là cuốn sách đứng đầu bảng và cũng rất quen thuộc đối với những bạn học tiến Anh giao tiếp. Cuốn sách vừa lười vừa bận vẫn giỏi tiếng Anh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người học là tận dụng qũy thời gian hạn hẹp để học tiếng Anh không cần quá chăm chỉ ngồi bàn học vẫn có thể học được. Cuốn sách sẽ giúp người học tạp ra phương pháp học bằng âm thanh thông qua 150 bài luyện nghe có nội dung gắn liền với các tình huống thực tế trong cuộc sống. Đây là ưu điểm hàng đầu mà cuốn sách này mang lại cho người học.

Bên cạnh đó, những phần kiến thức bổ sung như khái niệm tiếng Anh cơ bản cũng những chủ đề giao tiếp công việc công việc và cuộc sống sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về giao tiếp.

  1. Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh Toeic

 

Có thể nói rằng đây là một cuốn sách nhận được rất nhiều lời khen từ độc giả chứ chưa từng có một lời chê nào từ nội dung cho đến hình thức cuốn sách. Tác giả của cuốn sách là thầy Nguyễn Anh Đức – người được mệnh danh là từ điển sống. Với sự cẩn trọng trọng trong cách làm việc cùng với tài năng thiên bẩm, tác giả đã kết hợp tài năng nghi nhớ thiên bẩm, ông đã khéo léo kết hợp phương pháp ghi nhớ tuyệt vời của người Do Thái vào cuốn sách. Những điều tuyệt vời nhất sẽ được kết tinh trong Luyện siêu trí nhớ từ vựng THPT Quốc gia. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên của tác giả Việt Nam đúng vững trên bảng xếp hạng sách ngoại ngữ từ năm 2015 đến nay, mà chưa cuốn sách nào có thể vượt qua được.

  1. Englist pronciation in use

Đây là bộ sách bán chạy nhất của về chủ đề tiếng phát âm tiếng Anh. Englist pronciation in use là một sản phẩm nổi tiến của nhà xuất bản Cambridge. Nó phù hợp làm một cuốn giáo trình dạy lý thuyết và thực hành tiếng Anh dành cho các lớp học cũng như tự học tiếng Anh tại nhà. Cuốn sách bao gồm 60 bài học với nội dung phủ rộng khắp các khía cạnh của việc phát âm tiếng Anh như các âm đơn, trọng âm, nối âm. Đặc biệt mỗi bài học sẽ có kèm file Audio đẻ các học viên dễ dàng học phát âm một cách chuẩn nhất, và có thể điều chỉnh giọng nói phù hợp hơn.

Cuốn sách này là một trong những cuốn sách nằm trong top những cuốn sách tiếng anh dành cho người đi làm hay nhất.

  1. American Accent Training

Nếu như cuốn sách Englist Pronunciation in Use giúp các bạn luyện nói theo giong Anh Anh thì American Accent Training sẽ giúp các bạn luyện các bài tập tiếng Anh của người Mỹ. Giáo trình này sẽ bao gồm các cuốn sách cung cấp những lời khuyên, các bài luyện tập và tham khảo để các bạn học tốt hơn. Bên cạnh đó, nhữn đĩa ghi âm sẽ giúp các học viên có thể vừa học vừa luyện tập ngữ điệu một cách chính xác nhất.

Trên đây là tổng hợp top những cuốn sách tiếng Anh dành cho người đi làm hay nhất. Nếu như các bạn muốn rèn luyện tiếng Anh thì hãy nhanh tay tham khảo nhé.

Xem thêm

review sách luyện nhớ từ vựng tiếng anh toeic

sách học tiếng anh hay

sách học giao tiếp tiếng anh hay

Đề bài: Em hãy tự sự Bà Âu cơ kể lại câu chuyện về nguồn gốc cao quý của con người Việt Nam (Con Rồng cháu Tiên)

 

Bài văn mẫu Tự sự Âu Cơ kể lại chuyện về nguồn gốc con rồng chấu tiên lớp 6

Dòng họ Thần Nông của ta sống ở vùng đồi núi phía Bắc, trong dòng họ có rất nhiều con gái xinh đẹp, giỏi giang, ta được xem là một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, giỏi giang hơn hẳn. Cha mẹ yêu mến, đặt tên ta là Âu Cơ.

Đến tuổi lấy chồng, trong vùng đã có nhiều trai tài đến cầu hôn nhưng chưa ai làm ta ưng ý. Cha mẹ thì vô cùng mong muốn ta yên bề gia thất, thường khuyên ta chọn một người trong số đó, ta thì chẳng biết chọn ai khi mình không yêu họ. Ta sống những ngày tẻ nhạt trong sự sốt ruột của cha mẹ. Nghe người ta đồn, vùng đât Lạc Việt rất đẹp, có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, phong cảnh kì thú, ta bèn xin phép cha mẹ đi chơi một chuyến cũng là mong vơi bớt sự tẻ nhạt, nhàm chán trong cuộc sống thường ngày.

Vùng đất Lạc Việt quả là đẹp thật, ta say sưa hòa bình vào thiên nhiên. Vào một buổi sáng đẹp trời, ta đang dạo trên bờ biển sạch đẹp vô cùng, từng đợt sóng xô bờ tung lên trắng xóa. Chẳng cần suy nghĩ gì, ta đã chạy xuống biển để đùa cùng sóng. Sóng biển cùng với làn gió mát lạnh đã làm ta quên hết những buồn phiền, lo âu. Ta cùng các hầu nữa cứ thỏa thích đẫm mình, giỡn đùa cùng nhau trên biển. Chẳng biết từ lúc nào những đợt sóng đã đưa chúng ta ra quá xa bờ. Đến lúc tất cả đều mệt mỏi thì không có cách nào để vào bờ được, chỉ còn cách kêu cứu, tiếng kêu vang vọng cả một vùng. Thế rồi, trong nháy mắt, xuất hiện một chàng trai mình rồng, sức khỏe vô địch, thần dùng phép lạ đã nhanh chóng đưa tất cả vào bờ. Sau khi trấn tĩnh lại, ta mới nói với chàng: Chàng ơi! Nhờ ơn chàng cứu nạn. Trước khi báo đáp ơn chàn, thiếp muốn chàng cho biết họ tên quê quán. Nghe nói đến ơn huệ, chàng nói với tôi giúp người, cứu nạn, diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Quỷ quái la fvieecj chàng vẫn thường làm. Chàng là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước. Thỉnh thoảng chàng lên cạn diệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành, dạy cho dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi cách ăn ở. Xong việc chàng lại về cới Thủy Cung với mẹ.

18

Thế rồi một ngày không xa, chàng đã tìm đến và cầu hôn với ta. Ta vô cùng vui sướng vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Cha mẹ ta cũng rất hài lòng vì Lạc Long Quân là một chàng trai tài giỏi thật xứng đôi với ta. Cha mẹ đã chọn ngày lành tháng tốt tổ chức cho chúng tôi một đám cưới linh đình. Sau đó hai vợ chồng ta về sống ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, ta có mang. Đến kì sinh, thật kì lạ, ta sinh ra mọt cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước không quen sống mãi ở trên cạn được nên đành từ biệt mẹ con ta để trở về thủy cung. Ở lại một mình cùng đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Ta liền gọi chàng lên mà than rằng:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con.
Chàng nói:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Nghe chàng nói cũng có lí tôi cùng các con nghe theo. Thế rồi chúng tôi chia tay nhau lên đường.

Chia tay nhau, tôi đem các con trở về vùng đồi phía Bắc nơi dòng họ Thần Nông sinh cơ, lập nghiệp đã nhiều đời. Con trưởng của ta tài giỏi được phong làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương và chọn Phong Châu để đóng đô, đặt tên nước là Văn Lang. Trong triều, con ta phân ra các tướng văn, tướng Võ, quy định con trai vua gọi là lang, con gái gọi là mị nương, khi cha mất thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương.
Nghe câu chuyện vừa rồi, hẳn các bạn đã hiểu vì sao, về sau ngời Việt ta khi nhắc đến nguồn gốc của mình đều tự hào xưng là Con Rồng Cháu Tiên.

Bài văn mẫu số 2 Tự sự Âu Cơ kể lại chuyện về nguồn gốc con rồng chấu tiên lớp 6

Chỉ một thoáng thôi mà đã 4000 năm rồi. Nhanh quá các cháu ạ!Ngày ấy, nhà ta ở vùng núi cao quanh năm có hoa thơm, suối chảy róc rách, cha mẹ sinh ra ta và đặt tên là Âu Cơ. Khi ta vừa mười sáu tuổi đẹp như trăng rằm, ta rất thích cung các bạn rong ruổi trên những vùng núi cao tìm hoa thơm, cỏ lạ.

Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoa đẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tơi hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó.

Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết ddujowcj chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên sống ở cạn, chàng rất khỏe mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt.

Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc lên rừng lúc xuống biển.

Một thời gian sau, ta có mang. Cả hai gia đình vô cùng mừng rõ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc Long Quân, chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời, ta trở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường.

Hằng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng, ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nới có gia đình chàng đang mong đợi, để lại ta vò võ một mình với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi, ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta:

- Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con?
Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hằng ngày mẹ con ta dắt nhau ra bờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhưng càng trông chờ càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở:
- Chàng định bỏ thiếp và các con đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong đợi chàng không?

Nghe ta hỏi như vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.

Nghe chồng nói vậy ta giật mình phải đối:
- Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi người một ngả. Thiếp không muốn xa các con và chàng.
Lạc Long Quân lại nói:
- Chúng ta đã từng sống hạnh phúc yêu thương, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng cách chẳng thể nào chia lìa được chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp đỡ là được rồi.,

Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay, nhìn chàng và năm mươi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây.

Người con trai cả của ta được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc: Tay, Nùng, H'Mông, Thái, Mèo, Doa, ... với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú.

Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhưng ta và Lạc Long Quân vẫn không quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhưng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua.

Bây giờ thì các cháu biết rõ chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng. Bởi vậy, các cháu phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ nhau, có thể mới làm vui lòng ta các cháu nhé.

Xem thêm

luyện thi tiếng anh thpt quốc gia

đánh giá sách ngữ pháp tiếng hàn thông dụng

đánh giá sách bí mật người do thái dạy con làm giàu

vở tập viết chữ cái tiếng việt- in thường

BÀI 8. NHẬT BẢN

 

I. NHẬT BẢN  từ 1945 - 1952

Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).

* Về chính trị

Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thi hành các biện pháp:

-       Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh.

-       Giải tán các đảng phái quân phiệt.

-       3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tế làchế độ dân chủ đại nghị tư sản.

-       Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

-       Không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.Không mang quân đội ra nước ngoài.

*  Về kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

-       Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.

-       Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.

-       Dân chủ hóa lao động.

-       Từ năm 1950 – 1951: Nhật khôi phục kinh tế.Kinh tế đạt mức trước chiến tranh.

* Chính sách đối ngoại:

-       Liên minh chặt chẽ với MỸ, ký Hiệp ước hòa bình Xan Pharan-xi cô( 9-1951), chấm dứt việc chiếm đóng của đồng munh Mỹ

-       8/9/1951 ký Hiệp Ước An ninh Mỹ-Nhật:chấp nhận Mỹ bảo hộ, cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.

II. NHẬT BẢN TỪ 1952 - 1973

1. Kinh tế, Khoa học kỹ thuật

a. Kinh tế

-       1952 - 1960: phát triển nhanh.

-       1960 - 1973 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ ( tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD..

-       Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.

b. Khoa học kỹ thuật

-       Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế

-       Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ dài 9,4 km…)

* Nguyên nhân phát triển

-       Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

-       Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.

-       Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

-       Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao /

-       Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

-       Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

-       Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

* Hạn chế

-       Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

-       Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.

-       Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…

-       Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.

2. Chính trị: từ 1955 đến 1993

-       Từ 1955, Đảng Dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền, duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.

-       Từ 1960 – 1964, chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960 - 1970). (I kê đa- Ha y a to)

-       Liên minh chặt chẽ với Mỹ, đứng về phía Mỹ trong chiến tranh Việt nam.

-       1956 bình thường hóa với Liên xô, tham gia Liên Hiệp Quôc.

III. NHẬT BẢN TỪ 1973 - 1991

Nhật Bản 

1. Kinh tế

-       Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.

-       Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

2. Đối ngoại:

-       “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

-       Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973.

IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 - 2000

1. Kinh tế: vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là 4746 tỷ USD, GDP bình quân là  37408 USD).

2. Khoa học- kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

3. Văn hóa: là nước phát triển cao nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

4. Chính trị

Từ 1993 - 2000, tình hình chính trị - xã hội Nhật không ổn định (động đất, khủng bố, nạn thất nghiệp…)

1955 - 1993 Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.

1993 - 2000 đảng đối lập cầm quyền

5. Đối ngoại

-       Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ. 4-1996 Mỹ -Nhật, kéo dài vĩnh viễn Hiệp Ước An ninh Mỹ- Nhật.

-       Học thuyết “Mi-y-da-oa” và “Ha-si-mô-tô” coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

-       Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Ngày 8/9/1951, Nhật kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt Nhật Bản dưới “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ và để quân đội Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” đã gia hạn hai lần vào năm 1960 và năm 1970, sau đó kéo dài vô thời hạn. Với hiệp ước này, đã hình thành một “liên minh Mĩ - Nhật” nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở vùng Viễn Đông. Nhật Bản đã trở thành một “căn cứ chiến lược” của Mĩ trong âm mưu thực hiện “chiến lược toàn cầu” chống cách mạng vào những năm 70 và nửa đầu những năm 80, Mĩ còn trên đất Nhật 179 căn cứ quân sự với 61.000 quân, riêng ở đảo Ôkinaoa có 88 căn cứ quân sự và 35.000 lĩnh Mĩ.

Xem thêm

đánh giá sách vừa lười vừa bận vẫn giỏi tiếng anh

học đánh vần tiếng anh

sách học tiếng anh hay

Bài 9 - 10 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

 

1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). Tổng
số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Lượng mưa trung bình năm cao từ: 1500 – 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
b. Gió mùa:
Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
* Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc ( thường gọi là gió mùa Đông Bắc ).
- Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.
- Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
- Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
- Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở ĐBSH.
- Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy trường sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng.

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

2. Các thành phần tự nhiên khác

a. Địa hình:
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xé, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.
+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển: cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa:
+ Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.
c. Đất:
- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.
- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng, vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
d. Sinh vật:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, còn lại rất ít.
- Hiện nay phổ biến lá rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

3. Ảnh h­ưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp...
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
-  Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc qản máy móc, thiết bị, nông sản.
- Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, …cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Xem thêm

đánh giá sách bí mật người do thái dạy con làm giàu

sach tieng anh cho tre em