Đề bài: Em hãy tả không khí ngày Tết quê em
Bài tham khảo: Tả không khí ngày Tết quê em
Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi,người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón TẾT. Những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất,vui vẻ nhất trong năm.
Chuẩn bị đón Tết,nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. từ đầy cho đến cuối thôn,nhà nào cũng sắm sửa đào,quất để đón Tết. Những cành đào hồng thắm,những trái quất vàng ươm sai trĩu cành,những hoa hồng,hoa cúc,đồng riền,lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong,mua giang che lạt,rủ nhau cùng dọn ngõ xóm,nhà cửa chu toàn.
Người lớn háo hức,trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đúa trẻ theo mẹ đi chợ tết,đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bào lì xì đỏ thắm,được mặc quần áo mới,được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng ta Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lí do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn. Vào những ngày đầu năm mới,mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế,người ta thường nói đến nhuwnxh chuyện vui vẻ,may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận sữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm,vì người ta cho rằng,như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cuwofi vui vẻ,giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo,bởi lẽ,người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.
Những ngày Tết,nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Mẹ bảo rằng,ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu,ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm nhwunxg món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi,những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh tiêng,tuyệt vời nhất. Khi đó,cả gia đình tôi cúi cẩn trước bàn thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ,là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết,thay vào đó chỉ là tiếng cười,niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.
Với bài văn mẫu “Tả không khí ngày tết quê em” ở trên, chúc các bạn học tốt!
Xem thêm
đánh giá sách học đánh vần tiếng anh
Hãy viết một bài văn ngắn về người thân yêu nhất của mình
Bài mẫu 1:Hãy viết về người thân yêu nhất của mình
Ngoài tình yêu thương bao la của bố mẹ dành cho,tôi còn được sống trong tình thuwong của bà ngoại nữa. Đêm nào tôi cũng đi vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Vậy mà giờ đây,bà của tôi đã mãi mãi đi xa.
Bà ơi! Cháu làm sao có thể quên được hình bóng thân thương lầm lũi của bà. Khuôn mặt hiền từ,làn sa nhăn nheo,đôi mắt mỏi mòn…Cháu sẽ nhớ mãi bà bởi đã hi sinh cả đời cho con,cho cháu . Bà đã an ủi, động viên cháu,cho cháu từng quả táo,quả lê,kể cho cháu nghe những câu chuyện ” ngày xửa ngày xưa” . Vậy mà bà đã đi về với tổ tiên nơi suối vàng. Bà ơi,cháu còn nhớ bà bị ốm,cả gia đình họ nội họ ngoại đều hết lòng quan tâm chăm sóc cho bà. Mọi người đi tìm thầy thuốc giỏi lo lắng chữa trị cho bà để bà chóng khỏi. Ai cũng mong bà lành bệnh. Còn cháu,cháu chẳng biết làm gì,chỉ biết ngồi bên bà,áp bàn tay gầy gầy xương xương của bà vào lòng mà nước mắt tuôn trào. Bà gầy và yếu đi nhiều. Cả gia đình xúm quanh bà, mắt ai cũng đỏ hoe. Vậy mà bà chỉ muốn một mình cháu bón cháo cho bà thôi vì bà cưng cháu nhất. Cháu run run bón cho bà từng thìa cháo nhỏ, hai hàng lệ cứ lăn dài trên má. Bà thì thào:” Cháu đừng khóc,bà còn sống,còn phải sống để tận mắt thấy cháu bà lớn lên từng ngày chứ”. Nghe bà nói,tôi òa lên khóc nức nở. Thế rồi,đêm hôm đó,bà đã ra đi. Cả nhà đều khóc vì thương tiếc bà.
Bà ơi! Đối với cháu,bà vẫn còn sồng mãi. Cháu sẽ luôn là đứa cháu ngoan của bà. Cháu chẳng bao giờ quên được tình thương yêu bao la như trời biển của bà đâu,bà ơi!
Bài mẫu 2:
Bây giờ,bố vẫn là một con người gần gũi,dễ hiểu với lòng tôi.
Những ngày trước, tính tình bố tôi rất vui nhộn,hài hước. Khi nào bố cũng nói thật to,cười đùa,chơi trò ú tìm ,đuổi bắt với tuổi trẻ con chúng tôi. Những đêm trăng sáng,lũ con nít lại xúm quanh bố để nghe kể chuyện khi đi biển đánh cá. Mỗi đứa đều chuẩn bị một câu để đố bố tôi. Bố tôi đều giải hết. Bố tôi không bao giờ có mâu thuẫn gì với ai nên được mọi người kính nể và yêu mến. Nhưng từ ngày cả gia đình tôi ra khơi đánh cá thì gặp cơn bão. Cơn bão đã nhấn chìm chiếc thuyền của gia đình tôi,nhưng chỉ bố tôi đã được thuyền khác vớt,còn mẹ tôi đã bị chìm xuống biển. Từ đó, bố tôi không còn là người vui nhộn,hài hước như trước. Cứ mỗi buổi hoàng hôn buông xuống,ông lại ra ngồi ở mạn thuyền, đôi mắt buồn nhìn đăm chiêu về một khoảng trời xã xôi nào đó. Chắc hẳn ông đang nhớ tới mẹ tôi. Mặt ông lầm lì và ông thường xách bình rượu ra uống. Cứ thế, ông ngồi lặng hàng giờ, đôi mắt đẫn đờ vô hồn cứ nhìn vào xa xăm của khoảng không mênh mông rộng lớn . Đã cao tuổi nên tính ông bố tôi rất khó hiểu. Ông trở nên ít nói và thích ngồi lặng lẽ. Tuy nhiên,ông vãn dành tình thương cho tôi nhiều nhất. Và tôi cũng cảm thấy kính yêu bố tôi hơn.
Bởi vậy,nên tôi rất yêu cánh hoa lục bình màu tím trôi bập bềnh trên dòng nước như số phận lênh đênh của bố con tôi.
Xem thêm
Đề thi học kỳ I tiếng Anh 10
I. Phonetics:
* Choose the word whose underlined part is pronounced differently from others: (0.5p)
1. A. legend B. lend C. defend D. pretend
2. A. parents B. brothers C. weekends D. feelings
* Which word has the main stress different from others: (0.5p)
3. A. muscle B. cancer C. special D. disease
4.A. vulnerable B. psychologist C. society D. responsible
II. Grammar and vocabulary:
A. Fill in the blank with the correct form of the verb in parenthesis: (1.5p)
- She can’t answer your phone now because she (have)…………………a shower.
- Food (store)………………………………………… in the stomach before it is broken down.
- The boy (do)……….………… his voluntary work with his friends some years ago.
- It’s easier (make)………………………..a complaint than to give an explanation.
- They (watch)……………….. TV when we came.
6. Bill’s wife doesn’t let him (go)………………………………………to the party.
B. Fill in the blank with the correct form of the word in parenthesis: (1p)
1. In the 1890s, coloured people in South Africa were not treated ___________________ (equal)
2. Participating in a (compete)_________________________is quite stressful.
3. The (appear)_____________________ of her debut album is an important event in her life.
4. Let’s throw (value) _____________________things away because of their little use.
C. Choose the best answer to complete the following sentences: (1.5 p)
1. The………. of warm clothes from the donors last winter was really meaningful to those poor children.
A. volunteering B. donation C. advantage D. charity
2. Acupuncture can ease pain and treat from simple to complicated ailments.
A. acupoints B. treatments C. points D. diseases
3. Teachers are supposed to………… responsibility for students’ education.
A. do B. join C. rush D. take
4. I often take part ………………social activities every weekend.
A. in B. for C. against D. over
5. She has an exceptional ability. It means she is a……..
A. devotee B. enthusiast C. talent D. idol
6.Bread is usually _____ wheat.
A.made of B.made with C.made from D.made by
III. Reading:
A. Read the passage carefully and choose the correct answer: (1.25 p)
Music influences people in different ways or the same person differently at different times. Music may seem to influence people differently. That is because people can react differently to the music. We are able to apply a choosing process to the music we hear. If someone hates jazz, then a jazz piece with a positive effect will probably not make him feel good. A happy song might appear to make an angry person angrier, yet it is not the music itself that is creating the anger; rather it is the positive effect of the music. The angry person does not want to accept the song’s happy feeling: it points out his already existing anger, and makes that anger come to the surface. When a piece of music is played and we are listening to it, our body, mind, and feelings are being affected. The musicians of ancient cultures such as China, India, Turkey and Greece understood the effects of music. In fact, Pathagoras, in ancient Greece, introduced a whole science that concerned them. Because the musicians of these ancient cultures understood these effects, they created music that was positive, uplifting, and beneficial. Once the effects of music are better understood, the next step is to gain a better understanding of the music around us, and what effect it is actually having.
1. The text is about_____.
A. The science of music B. Understanding music
C. The effects of music on human feelings D. Music and an angry person
2. Music_____.
A. cannot be chosen B. affects everybody in the same way
C. affects us in different ways D. never makes us angry
3. According to the text,_____.
A. Everybody likes jazz B. Jazz always makes us feel better
C. No one likes jazz D. a very angry person sometimes do not accept music
4. In ancient cultures, there used to be a science that concerned the effects of music in_____.
A. China B. India C. Turkey D. Greece
5. The word “Once” has a close meaning to_____.
A. on time B. when C. because D. if
B. Choose the best option to fill in each blank: ( 1,25 p)
In the western customs (1) _____ hands is the customary form of greeting, but in China a nod of the head or slight bow is sufficient. Hugging and kissing when greeting are uncommon. Business cards are often (2) _____ and yours should be printed in your own language and in Chinese. Also, it is more respectful to present your card or a gift or -any other article using (3) _____ hands. The Chinese are enthusiastic applauders. You may be greeted with group clapping, even by small children. When a person is applauded in this practice it is the custom for that person to return the applause or a “thank you.” (4)_______walking in public places, direct eye contact and staring is uncommon in the larger cities, especially in those areas accustomed to foreign visitors. (5) _____, in smaller communities, visitors may be the subject of much curiosity and therefore you may notice some stares.
1. A. taking B. shaking C. grasping D. hugging
2. A. exchanged B. changed C. transferred D. converted
3. A. pair B. couple C. double D. both
4. A. When B. Because C. So D. Although
5. A. Moreover B. Furthermore C. However D. Whatever
IV. Writing:
A. Find out the mistake in the following sentences: (1p)
1. Although she had no money herself, she succeeded in building schools for poor.
A B C D
2. My sister and I make turns laying the table for meals.
A B C D
3. Do you get annoying if your parents ask you to help out in your free time?
A B C D
4. Even on the most careful prepared trip, problems will sometimes develop.
A B C D
B. Rewrite the following sentences, using the suggestions: (1.5 p)
1. You can go with us to the event. You can stay at home watching TV.
(using the coordinating conjunctions : “and”, “or”, “but” or “so” )
__________________________________________________________
2. The furniture was so expensive that I didn’t buy it.
-> The furniture was too_______________________________________
3. Fog held up the trains.
-> The _____________________________________________________
————–The end—————-
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Phonetics:
* Choose the word whose underlined part is pronounced differently from others: (0.5p)
1. A. legend 2. A. parents
* Which word has the main stress different from others: (0.5p)
3.D. disease 4.A. vulnerable
II. Grammar and vocabulary:
A. Fill in the blank with the correct form of the verb in parenthesis: (1.5p)
- is having 2. is stored 3. did 4. to make 5. were watching 6. go
B. Fill in the blank with the correct form of the word in parenthesis: (1p)
1. equally 2. competition 3. appearance 4. valueless
C. Choose the best answer to complete the following sentences: (1.5 p)
1. B. donation 2, diseases 3, take 4. A. in 5. C. talent 6. C. made from
III. Reading:
A. Read the passage carefully and choose the correct answer: (1.25 p)
1. C. The effects of music on human feelings 2. C. affects us in different ways
3. D. a very angry person sometimes do not accept music
4. D. Greece 5. B. when
B. Choose the best option to fill in each blank: ( 1,25 p)
1 B shaking 2 A exchanged 3 D both 4 A When 5 C. However
IV. Writing:
A. Find out the mistake in the following sentences: (1p)
1. D. the poor 2. B. take 3. A. get annoyed 4. B. carefully
B. Rewrite the following sentences, using the suggestions: (1.5 p)
1. You can go with us to the event or you can stay at home watching TV.
2. -> The furniture was too expensive for me to buy.
3. The trains were held up by fog.
Xem thêm
Đề cương ôn tập tiếng anh
OBJECTIVE PRACTICE TEST OF UNIT 1
Pick out the words underlined part is pronounced differently from that of the others.
1. A. message B. begin C. repeat D. repair
2. A. dinner B. drink C. child D. children
3. A. ready B. meat C. defeat D. beat
4. A. kitchen B. history C. time D. finish
5. A. arrive B. fit C. fine D. drive
Pick out the words that have the stress different from that of the others.
6. A. usually B. continue C. family D. buffalo
7. A. tobacco B. breakfast C. children D. several
8. A. biology B. alarm C. transplant D. sometimes
9. A. airport B. passenger C. technology D. chemistry
10. A. routine B. tobacco C. neighbor D. experience
Choose the best answer.
11. I know ______ how she felt.
A. exact B. exactly C. exactness D. exacting
12. I felt quite _______ with my day’s work.
A. satisfy B. satisfactory C. satisfied D. satisfaction
13. I was late for school this morning because my alarm did not ____.
A. go away B. go up C. go on D. go off
14. I have not met him since he ______ school.
A. left B. was leaving C. had left D. has left
15. My house isn’t very far _____ school, so I usually go to school _____ bike.
A. from – on B. away – in C. of – by D. from – by
16. _____ films should be made for school.
A. Educational B. Educating C. Educated D. Education
17. Mr. Lam goes to work on foot once a week. It means he ____ walks to work.
A. never B. sometimes C. often D. usually
18. When I was a child, I usually ______ fishing with my brother.
A. go B. went C. gone D. used to go
19. We _____ dinner at home on Saturdays.
A. haven’t had B. didn’t had C. doesn’t have D. don’t have
20. _______ class allows students to acquire knowledge about living things.
A. Geography B. Chemistry C. Biology D. History
21. The contented smile on her face shows that she finally passed the exam.
A. bored B. boring C. happy D. disappointed
22. Now I don’t take the bus to school as I ____.
A. used to B. did C. took D. was
23. It ___ me 15 minutes to get to school every morning.
A. takes B. took C. spends D. spent
24. – “_______ do you often go to school?”
– “At 6.30 every morning.”
A. How B. What time C. Who D. With whom
25. He’s not really interested in ____ on the farm.
A. to work B. being worked C. working D. worked
Choose the correct sentence among A, B, C or D which has the same meaning as the given one.
31. The milk was too sour to drink.
A. The milk was sour in order to drink.
B. The milk was very sour to be drunk.
C. The milk wasn’t fresh enough to drink.
D. The milk wasn’t enough fresh to drink.
32. We started to write to each other two years ago.
A. We used to write to each other for two years.
B. We used to write to each other since two years.
C. We’ve written to each other for two years.
D. We’ve written to each other since two years.
33. He last had his eyes tested a year ago.
A. He has not had his eyes tested for a year.
B. He had not had his eyes tested for a year.
C. He had not tested his eyes for a year.
D. He did not have any tests on his eyes in a year
34. Mary is contented with what she does.
A. What she does doesn’t make her pleased.
B. Mary is satisfied with what she does.
C. Whatever Mary does, she makes nobody pleased.
D. She feels happy when she does something.
35. My brother always drives to work.
A. My brother always goes to work on the car.
B. My brother always gets to work by car.
C. My brother always repairs cars at work.
D. My brother’s driver is always off work.
Read the passage below and choose one correct answer for each question.
My name is Seumas McSporran and I am a very busy man. I am 60 years old and I have thirteen jobs. I am a postman, a politician, a fireman, a taxi driver, a school- bus driver, a boatman, an ambulance man, an accountant, a petrol attendant, and an undertaker. Also, I and my wife, Margaret, have a shop and a small hotel.
I live and work on the island of Gigha in the west of Scotland. Only 20 people live there but in summer, 150 tourists come by boat every day.
Every weekday I get up at 6:00 and make breakfast for the hotel guests. At 8.00 I drive the island’s children to school. At 9:00 I collect the post from the boat and deliver it to all houses on the island. I also deliver beer to the island’s only pub. Then I help Margaret in the shop.
My wife likes being busy, too. We never have holidays and we don’t watch television. In the evenings Margaret makes supper and I do the accounts. At 10:00 we have a glass of wine and then we go to bed. Perhaps our life isn’t very exciting, but we like it.
36. Mr. McSporron does all the following jobs EXCEPT ______
A. a firefighter B. a driver C. a farmer D. a mailman
37. Gigha is the name of _______.
A. his wife B. his hotel
C. the shop where they work D. the island where they live
38. Tourists ________ to the island.
A. sail B. fly C. swim D. drive
39. The word “it” in paragraph 3 refers to the ______.
A. beer B. post C. boat D. pub
40. According to the passage which is TRUE about Seumas McSporran?
A. He likes the job as a postman most. B. He and his wife go on holiday every year.
C. He does the accounts in the evenings. D. He goes to bed very late.
Read the following passage and choose the best option for each blank.
The 29th of August in 2006 is a day I shall never forget. On that day, I stared ___41__ in the face. Our flight was ___42__ to leave at 10:30 a.m., and arrived at the airport with plenty of time to spare. We started boarding 10:00 a.m. Most of us were holiday makers and there ___43__ a lot of laughing and joking going on. It was raining slightly, but visibility was good and the plane ___44__ on time. The cabin staff were just beginning to bring round the duty- free goods when the plane began ___45__ . At first, we thought we had just hit bad weather. We were told to sit down and to fasten our seat belts. Then suddenly, the front of the plane seemed to ___46__ and we realized we were speeding towards the ground. People screamed in ___47__. Strangers joined hands and prayed. We thought we had only minutes to live. Then, just when we had __48__ all hope, we felt the plane level out, and slowly we began to gain height. A few minutes later, the pilot announced that everything was now ___49__ control, and we all began to clap and cheer hysterically. Twenty minutes ___50__ we landed safely.
41.
A. die
B. dead
C. death
D. deaden
42.
A. due
B. thought
C. plan
D. bound
43.
A. was
B. had
C. were
D. has been
44.
A. went off
B. got on
C. got in
D. took off
45.
A. to shake
B. shaking
C. shake
D. for shaking
46.
A. chop
B. dip
C. down
D. reduce
47.
A. danger
B. risk
C. afraid
D. panic
48.
A. given up
B. given back
C. brought up
D. brought back
49.
A. of
B. with
C. under
D. below
50.
A. after
B. later
C. behind
D. then
Xem thêm
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Sở GD Nam Định 2017 – 2018
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài.
Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. B. Làn thu thủy nét xuân sơn.
C. Ngày xuân con én đưa thoi. D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?
A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh.
C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga.
Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là….:
nói móc. B. nói leo. C. nói mát. D. nói hớt.
Câu 5: Trong các từ Hán – Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”?
A. Phong lưu. C. Cuồng phong.
B. Phong kiến. D. Tiên phong.
Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá?
A. Chưa ăn đã hết. B. Đứt từng khúc ruột.
C. Một tấc đến trời. D. Sợ vã mồ hôi.
Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật.
Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.
II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
III. Tập làm văn (5,5 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2: (3,5 điểm)
Hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy(cô) giáo cũ mà em nhớ mãi.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Sở GD Nam Định 2017 – 2018
I.Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm)
Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm
Câu
1.B
2.A
3.C
4.B
5.C
6.D
7.B
8.A
II.Đọc – hiểu
(2,5 điểm)
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận
2
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ
3
– Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, phương Đông.
– Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: Tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong con người Bác.
4
HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:
+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.
III. Tập làm văn
(5,5 điểm)
1
Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ.
Yêu cầu:
– Đảm bảo thể thức một đoạn văn.
– Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả.
– Nội dung cảm nhận cần nêu bật được các ý cơ bản sau:
+ Bằng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, Nguyễn
Du đã khắc họa nên một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp riêng thật tươi đẹp.
+ Hai dòng thơ câu gợi tả mùa xuân theo cách riêng của tác giả vừa nói về sự trôi chảy của thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba – tháng cuối của mùa xuân. Giữa bầu trời xuân mênh mông bao la, những cánh én bay đi bay lại như thoi đưa. Các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa (con én đưa thoi), hoán dụ (thiều quang ), phụ từ đã không chỉ gợi lên sự trôi chảy quá nhanh của thời gian mà còn gợi lên cả sự sống động, trong sáng, ấm áp, tinh khôi…của đất trời xuân đồng thời gợi cảm giác bâng khuâng, nuối tiếc của lòng người…
+ Hai dòng thơ tiếp là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non xanh mơn mởn trải rộng tới chân trời tạo gam màu nền cho bức tranh xuân (Cỏ non xanh tận chân trời). Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng (Cành lê trắng điểm một vài bông hoa). Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu, sự phối sắc tài tình. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo ý thơ cổ Trung Hoa: Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa vào trong thơ mình. Chữ điểm làm cho cảnh vật thêm sinh động có hồn chứ không hề tĩnh tại.
+ Chỉ với vài nét vẽ nghệ thuật cùng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, Nguyễn Du đã để lại cho đời một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Ông xứng đáng được tôn vinh là cây bút miêu tả bậc thầy…
2
Yêu cầu về kĩ năng
– Bài viết đúng thể loại văn tự sự. Người viết chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự, có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận để diễn tả làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn của truyện.
– Bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài (đưa dẫn kỷ niệm của mình với thầy hoặc cô giáo được chọn kể), thân bài (kể về diễn biến câu chuyện), kết bài (khép lại câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất)
– Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm .
Về nội dung:
– Kỉ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác động giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò.
– Truyện tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn, được đưa dẫn, được trình bày diễn biến và được kết thúc một cách tự nhiên. Nhân vật thể hiện những hành vi, cử chỉ, điệu bộ, tâm lí phù hợp với tình huống truyện, thực sự trở thành linh hồn của truyện, tỏa sáng chủ đề tư tưởng của truyện.
Trên đây là đáp án + Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Sở GD Nam Định 2017 – 2018, các em tham khảo nhé.
Xem thêm
Đề bài: Em hãy kể tiếp truyện Mỵ Châu Trọng Thủy theo trí tưởng tượng của em
Bài làm
Trọng Thủy buồn não ruột, muốn chết thêm một lần nữa. Đứng ngồi không yên lòng như lửa đốt, y quyết định phải vươn ra khỏi giếng khơi đi tìm gặp Mỵ Châu, may ra nàng còn chút trắc ẩn thương hại nhớ lại tình xưa mà tha thứ cho phần nào.
Lận đận bao ngày, y mới tìm được đến Thủy Cung nhưng quân lính ở Long Vương nhất định không muốn cho vào. Y phải nài nỉ mãi mới được phép. Vừa bước vào cổng, Trọng Thủy thấy một khung cảnh thật tráng lệ. Xung quanh là một vườn cây kỳ diệu, thấn lá mềm mại đến nỗi một gợn sóng nước cũng có thể làm cây du đưa. Cá lớn, cá bé lướt giữa cành lá như chim bay qua các vòm cây trên mặt đất. Nơi sâu nhất sừng sững lâu đài của Mỵ Châu, tường bằng san hô, cửa sổ cao hình cung nhọn nước. Hàng trăm con ngao khổng lồ xanh đỏ xếp thành hai hàng dọc cạnh chúng là những ngọn đuốc trong suốt, mái lợp toàn vỏ ốc, mở ra khép vào theo chiều nước. Hàng trăm con ngao khổng lồ xanh đỏ xếp thành hai hàng dọc cạnh chúng là những ngọn lửa xanh lam chiếu tỏa sáng khắp gian phòng, trông hệt như một bể sáng rực rỡ. Hàng ngàn cá lớn, cá nhỏ, cá con vây đỏ, vây vàng, vây bạc bơi tung tăng bên ngoài. Trọng Thủy đang choáng ngợp trước khung cảnh cực kỳ lộng lẫy đó thì bỗng thấy muôn ngàn tia sáng chiếu ra lấp lánh từ một hạt ngọc nằm gọn trong một vỏ trai hé mở. Ánh sáng mỗi lúc một rực chói, sáng ngời cả bể nước rộng lớn. Mỵ Châu từ từ xuất hiện như một nàng tiên, vẻ mặt vẫn hiền từ như xưa, xiêm y lóng lánh như ánh thái dương. Trên tóc nàng đính nhưng hạt ngọc trai lấp lánh như những ngôi sao, duy chỉ có đôi mắt thì thì sáng và trong như nước biển. Trọng thủy vội vàng bước tới nhưng Mỵ Châu đã đưa tay ngăn lại:
– Bây giờ nhà ngươi đến gặp ta còn việc gì nữa? Mỵ Châu nhìn thẳng vòa đôi mắt mệt mỏi của Trọng Thủy, định quay gót đi. Trọng Thủy vội vàng quỳ xuống van lơn.
– Tôi đến đây để mong nàng tha thứ cho tôi. Trước đây vâng theo lời cha, tôi đã lừa dối hại nàng. Nhưng mong nàng hiểu cho tôi, tôi chỉ là một nạn nhân.
– Nhà người chỉ là một nạn nhân ư? Mỵ Châu mỉm cười lạnh lùng và nói tiếp – khi người rắp tâm lừa dối ta, quyết bày mưu tính kế cùng cha sang đánh chiếm Âu Lạc sau khi đánh cắp được nỏ thần thì lúc ấy người nghĩ gì đến ta? Người là nạn nhân hay là tội phạm.
– Xin nàng đừng nhắc lại chuyện cũ nữa. Tôi đã tìm cái chết để tự đền tội ở giếng thành Cổ Loa. Giờ chỉ chỉ cầu mong nàng tha thứ.
– Nhân dân sẽ phán xử công minh tội trạng nhà ngươi. Còn ta bây giờ không còn là Mỵ Châu ngây thơ và khờ dại của ngày xưa nữa, nhẹ dạ cả tin nên nỗi cơ đồ Âu Lạc chìm đắm biển sâu. Tổ quốc và cha ta bắt ta đền tội là đúng. Ngươi nên nhớ rằng: Tình yêu và tội ác không thể dung hòa trong một con người.
Nói xong, Mỵ Châu từ từ biến mất. Chỉ còn lại một ánh sáng le lói đủ cho Trọng Thủy lui ra với bộ mặt thiểu não đau khổ.
Xem thêm
Đề bài: Em hãy kể lại truyện Tấm Cám theo lời kể của nhân vật Tấm
Đề bài: Em hãy kể lại truyện Tấm Cám theo lời kể của nhân vật Tấm
Bài làm:
Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào
Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.
Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?
Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.
– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.
Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.
Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.
Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.
Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.
– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.
Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.
Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.
Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.
Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.
Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.
Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.
Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.
Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.
Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.
Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.
Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.
Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.
Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.
Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.
Xem thêm