Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Đề bài: em hãy thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Bài làm
Nón là là một vật dụng đội đầu truyền thống của các dân tộc Chây Á như Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Việt Nam… Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có giây đeo bằng vải để giữ. Nón lá thường có hình chót nhọ hoặc hình tù, Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà bất cứ ai cũng biết và cảm thấy quen thuộc. Chiếc nón lá Việt Nam có lịch sử từ lâu đời. Hình ảnh nón lá đã được khắc trên trống đồng Ngọc Lĩ, tháp đồng Đào Thịnh từkhoảng 2500 – 3000 năm trước Công Nguyên. Từ xa xưa chiếc nón lá đã trở thành một nén đẹp truyền thống của người Việt Nam.
Chiếc nón lá Việt Nam được xem như người bạn thủy chung của những con người một nắng hai sương Trến con đường gắt gắt hay những phút nghỉ ngơi trong những trưa hè làm đồng, ngồi bên rặng tre các cô gái dùng quạt để để quạt cho lá. Đặc biệt đối với người Huế chiếc nón lá có một ý nghia vô cùng quan trọng trong đời sống tình cảm và tâm linh.
Trong nghệ thuật các tiết mục nón lá của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện được tính dịu dàng, mềm mại và cô cùng kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi hoc bao giờ cũng kèm theo chiếc nón, nó làm cho accs cô gái thêm yêu kiều duyên dáng hơn biết bao nhiêu. Nón che nắng che mưa, che mặt, che thân nhưng khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi cũng có những lúc nón còn đựng các loại trái cây mỗi khi chúng ta hái ở vườn cây. Nón phe phẩy cho những trưa nóng nực, làm tan đi các làn gió mặt ửng hồng khi trời quá nóng.
Cùng với chiếc áo dài, nón lá vật dụng gắn bó mật thiết với rất nhiều người phụ nữ Việt. Nón xuất hiện trong thơ ca, âm nhạc, hội họa, cho đến điện ảnh, dường như nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và tâm tình cua người phụ nữ Việt Nam.
Không nón ở đâu có thể sánh được nón lá xứ huế…. Nón Huế xuất hiện tự bao giờ chúng ta cũng không thể biết được… những câu hỏi ấy ngay cả các bậc lão làng cũng không thể xác định được. Nón Huế xuất hiện từ rất lâu lắm, chúng đã đi vào da cao tục ngữ của người dân xứ này. Rất nhiều người dân Huế đã thuộc lòng các câu thơ:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ
Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”
Nghề nón Huế có rất nhiều điểu kỳ lạ, không có ông tô nghề nhưng nón xuất hiện khắp nơi. Dù đặt ở đâu thì nón Huế đều mang những nét đặc trưng riêng biệt, mà chỉ cần nhìn là chúng ta có thể nhận ra ngay.
“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
Nón lá xuất hiện nhiều nhưng so những vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca nhạc hoa nhiều nhất, khi thì chúng ta cầm chiếc nón Huế trên tay khi thì nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế, rất nên thơ. Đã từ rất lâu rồi chúng ta nhắc đến chiếc nón bài thơ, người ta thường nghĩ ngay đến nón Huế. Trong chiếc nón bài thơ chứa cả một nét đẹp của một vùng miền. Chiếc nón bài thơ cầm trên tay nhẹ tênh, các đườnh kim mũi chỉ thanh tào mà sắc nét mang đậm chất Huế. Nếu như nón Huế giống những chiếc nón khác thì không có gì để nói, những vẫn thơ trên nón Huế được làm nón khắc lên, thổi vào hồn của của nón. Những câu thơ ẩn mình trong chiếc nón được cắt tỉa từ giấy ngọn gàng như tâm tình của người Huế luôn dịu dàng tế nhị. Có tình thôi chưa đủ mà nó còn phải có sự kiên trì mới đáp được vào tâm hồn người thiếu nhữ Huế. Và đây cũng chính là bí mật của chiếc nón bài thơ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bé nhỏ nhưng chiếc mang tâm tình của con người xứ Huế.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ khi ra đường, trang phục nhất định phải là chiếc áo dài và chiếc nón đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát thì hình ảnh chiếc nón luôn gắn liền với các mẹ các chị khi đi ra đường. Cuộc sống kép kín cũng những ảnh hưởng của lối sống cung đình, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu đi vẻ đẹp kín đáo của mình.
Khung cảnh mộng mơ của Huế và những cô gái Huế trong chiếc áo dài tha thiết đội nón là hình ảnh đep tượng tương cho Huế.
Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ tạo được những liên tưởng phong phú trong nghệ thuật. Sự thăng hoa ấy xuất phát từ sự gắn bó thực tế của chiếc nón Huế. Chiếc nón có mặt ở khắp nơi trong đời sống từ trong cung đình cho đến chốn thôn quê bình dị,, từ trường học đến ruộng đồng đâu đâu cũng chứa hình ảnh nón Huế dịu dàng. Dù xuất hiện trong không gian nào thì chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, mang đậm hương đồng gió nội.
Nón Huế không chỉ có trong nón Bài thơ nón 3 lớp, nón quai gang như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế giờ rất đa dạng về màu sắc và mẫu mã có thêm nón thuê nón lá kè. Cung cuộc sống phát triển phương tiện giao thông phát triển, đi xe máy không thích hợp cho việc đội nón nên các cô gái không còn cơ hội nghiêng nón làm duyên nữa. Nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn là tâm hồn của người Huế. Nó xuất hiện trong các lễ hội, ở trong các khách sạn nhà hàng. Nghề nón được tôn vinh là một nghề tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa.
Những vẫn thơ về nét đẹp xứ Huế người phụ nữ Huế vẫn mãi mãi là những vẫn thơ gây xúc động cho bao người. Nón Huế bây giờ bên bên cạnh yếu tố cổ truyền với đời sống mới, nón Huế đang dần bước vào không gian mới, giới thiệu đến với bạn bè quốc tế.
Xem thêm: