Phân tích truyện ngắn bến quê
Truyện ngắn Bến Quê là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Để giúp các bạn học tốt hơn hôm nay tkbooks.vn sẽ giới thiệu đến các bạn bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Bến Quê các bạn cùng tham khảo nhé.
Bài văn mẫu phân tích truyện ngắn bến quê của Nguyễn Minh Châu
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Cây đa, bến nước, sân đình
Nghìn năm sâu đậm nghĩa tình quê hương
Câu ca dao gợi nên tình cảm quê hương, gợi nhớ những bến quê quen thuộc. Bến quê nơi có những chóm chài với dăm ba mảnh thuyền quăng lưới. Bến quê, nơi có cái xóm lẻ với những với những rặng tre xanh vài cây sung chín rụng. Và cái bến quê ấy đã đi vào sáng tác của Nguyễn Minh Châu quan truyện ngắn Bến quê. Nhưng đâu chỉ là những nét tả chân cái bến quê đó, qua tác phẩm, tác giả còn muốn gửi gắm những suy nghĩ trải ngiệm sâu sắc của mình trước cuộc đời, thức tỉnh mọi người về những vẻ đẹp và giá trị cao quý của những lời bình dị nhất.
Năm 1980 năm lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về an ninh, quốc phòng và kinh tế, văn hóa tư tưởng… Với Nguyễn Minh Châu nó còn là thời điểm một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp văn chương của ông. Nhà văn có nhiều tìm tỏi đổi mới về về đề ài và phong cách sáng tác. Có thể kể đến Người đa bà trên chuyến tàu tốc hành, cỏ lau và một Bến quê với dấu ấn khó quên có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.
Bến quê rủ từ tập truyện ngắn cùng tên, là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn để lại nhiều dư ba tốt đẹp. Qua một cốt truyện giản dị một tình huống nghịch lý nhưng cũng rất đời thường nhà văn đã phát hiện ra những chiều sâu mới của đời sống với bao quy luật và nghịch lý vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn cách nghĩ trước đó của xã hội và của chính tác gia. Triết lý trong bến quê muốn góp phần chúng minh các cuộc đời đa sự, con người đa đoan vào cuộc đời con người chẳng giản đơn chút nào.
Cốt truyện được xây dựng trên một tình huống chứa đựng mâu thuẫn. Nhân vật chính là anh Nhĩ, người đã từng đi khắp đó đây, biết nhiều hiểu rộng thế giới với anh là không xa lạ, nhưng cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo. Cái trớ trêu của cuộc đời là ở chỗ đó, khi có thể Nhĩ không làm cái điều anh nên làm, còn khi nhận ra cái mình phải thực hiện anh lại không thể thực hiện được. Cuộc đời con người là xâu chuỗi những nghịch lý.
Nằm trên cái giường đặt cạnh của số, Nhĩ có thể quan sát được toàn cảnh nhưng nhất cử nhất động phải nhờ vào mọi người. Những ngày tháng nằm trên giường bệnh Nhĩ đã có những suy nghĩ gì? Hình huống nghịch lý thứ hai lại xuất hiện không kém phần kịch tính: Nghĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ vào một buổi sáng chớm thu mà bình thường anh đã không nhận ra nó dù nó ở quanh anh, rất gần, Nhĩ đã nhờ con trai giúp mình thực hieenjj khá khao đó, nhưng rồi cậu ta mải chơi và để lỡ chuyến đò ngang.
Tạo ra một xâu chuỗi những tình huống nghịch lý nhử ở trên tác giả muốn người đọc suy nghĩ về một vấn vấn đề của cuộc đời: cuộc sống và số phân con người chứ đầy những điều bất thường ngẫu nhiên, vượt qua ngoài dự định ước mơ và cả những tính toán có sẵn. Nhưng xa hơn, Nguyễn Minh Châu còn muốn mở ra một nội dung triết lý mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, của tính người “Con người ta trên đường đời thật khó tránh nhưng cáo điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
Bến quê thể hiện tài năng phân tích nhân vật của Nguyễn Minh Châu rất xuất sắc. Ta có thể bắt gặp những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Nhĩ thật tinh tế và nhiều trăn trở.
Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa tạo thành một không gian có chiều sâu chiều rộng từ “những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn…” đến những “dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm”, “vòm trời như cao hơn”, “bờ bài màu vàng thau xen màu xanh non…” Cảm nhận về buổi sáng sớm chớm thu thật tinh tế cảnh vật vừa quen vừa lạ tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Về chính mình thì Nghĩ hỏi vợ đến hai câu về không gian: Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không? về thời gian “Hôm nay là ngày mấy”? nhưng đều nhận thái độ im lặng cua vợ anh. Liên vợ anh né tránh câu trả lời bởi nó báo hiệu điềm gở sẽ xảy ra. Dường như cảm nhận được điều đó qua thái độ của vợ, Nhĩ nhận ra mình sắp từ giã cuộc đời, anh phải đối diện với thực tế đau buồn bi đát không lối thoát. Một chút xót ra tiếc nuối và đau đớn trong lòng.
Về nhân vật Liên vợ anh Nhĩ phải chăng cái gì ta đang có ít khi ta nhân ra lý giá trị của nó, còn cái gì ta sắp mất ta mới cảm nhận được nó quý giá vô cùng. Điều đó càng đúng hơn với trường hợp của Nhĩ. Cô gái chít khăn nâu mỏ quạ mới hôm nào theo anh về nhà chồng sống đoan trang nết na, chu toàn bổn phân, anh ít khi quan tâm cái vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất của chị. Đến hôm nay nằm trên giường bệnh được chị chăm sóc tận tụy, hị sinh mắc áo vá để chồng có chén thuốc chữa bệnh, cử chỉ chăm sóc nhẹ nhàng chu đáo, lời nói ân cần là tất cả kho báu của cả đời anh. Thế mà mãi dến bây giờ chân lý ấy mới sáng tỏ. Anh nhận ra cô gái chân quê ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần là mái ấm của anh trong những ngày cuối đời. Có muộn màng đối với cả Nhĩ và Liên.
Về nhân vật Tuấn con trai Nhĩ chợt nhận ra một sáng kiến anh nhờ con trai thực hiện nguyện vọng cuối cùng là đặt chân sang bờ bãi bên kia sông Hồng, lòng mong con hiểu được ý định của mình và càng mong con có được những cảm nhân và rung động của mình khi sang bên bờ bên kia. Nhưng cuộc đời đâu có đơn giản như thế không phải điều gì muốn là được toại nguyện. Thật ra, khát khao được sang bên kia bãi bồi đâu phải là chuyện lướn lao, nhưng đối với Nhĩ anh không thể thực hiện được. Đứa con trai không hiểu ý bố nó. Nó vô tư dừng lại bên đường sa vào phá cờ thế để lỡ chuyến đò ngang chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhĩ không trách con, chỉ ngẫm nghĩ và tự trách mình. Con trai đã bỏ lỡ cơ hội này nhưng nó còn nhiều cơ hội khác còn anh đã mất tất cả, kể cả cơ hội cuối cùng. Anh gửi gắm nguyện vọng nơi con trai máu mủ của mình, mà nó vẫn không hiểu bố. Hai thế hệ khó hiểu nhau và cảm thông cho cũng là điều đáng buồn.
Ở cuối truyện Nhĩ có một hành động Nhĩ có một hành động có vẻ kỳ quặc nhưng ta có thể hiểu được anh đang muốn gì. Nhà văn sáng tạo ra những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Trong bến quê hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: Nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất dù có ý nghĩa biểu tượng nhưng trước hết nó vẫn có giá trị tả thực. Đó là hình ảnh bãi bồi bến sông, hoa bằng lăng cuối mùa, nhưng tảng đất lở ở bờ sông, đứa con trai mải hcowi cờ thế, Nghĩ khoát tay đều màn ý nghĩa.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nói chung và Bến quê nói riêng đều có chung một cảm nhận hay và sâu sắc. Nhà văn đã len lỏi vào lâu đài nội tậm của con người để khai thác và thể hiện. Tính nhân văn và triết lý rất cao. Nếu không có những trải nghiệm thực tế, nếu không có những tìm tòi công phu chắc hẳn Nguyễn Minh Châu khó có được những thành công như vậy.
Trên đây là bài văn phân tích truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh châu các bạn có thể tham khảo nhé.
Xem thêm