Soạn văn lớp 7 bài qua đèo ngang

Soạn văn lớp 7 bài Qua đèo Ngang

Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, với thể thơ đặc biệt bài thơ đã để lạ những giá trị quý báu cho đời.

Dưới đây là soạn văn bài Qua Đèo Ngang

Soạn văn lớp 7 qua đèo ngang
Soạn văn lớp 7 qua đèo ngang

Câu hỏi 1: Căn cứ  vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Trả lời:

Bài thơ Qua đèo Ngang có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần các chữ cuối ở các dòng 1, 2, 4, 6, 8 (tà, hoa, nhà, gia, ta). Bên cạnh đó trong thể thơ này còn có accs phép đối câu, câu 3 và câu 4 (lom khom >< lác đác, dưới núi >< bên sông, tiều vài chú >< chợ mấy nhà); câu 5 đối câu 6 (nhớ nước >< thương nhà, đau lòng >< mỏi miệng, con quốc quốc >< cái gia gia)  . Với các gieo vần trên thì bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu hỏi 2:Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

Cảnh tượng của bài thơ được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều chúng ta đã thấy được Bóng xế tà, kết thúc một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên cho chúng ta một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với các tác vừa là một thi sĩ vừa là người lữ hành. Đặc biệt đối với tác giả, là một  thi sĩ vừa là người lữ hành đi qua đèo ngang – một địa điểm khá hoang sơ và làm cho lòng người trở nên man mác hơn. Cách miêu tả này vừa gợi lên nỗi buồn, giúp tác giả bộc bạch được những tâm sự sâu kín trong lòng, của một lữ khách tha hương.

Câu hỏi 3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

Bức tranh cảnh Qua Đèo Ngang được tác giả thông qua bằng cách chi tiết, không gian, thời gian rất nhạy cảm đó chính là bóng xế tà. Cảnh vật nên đẹp nhưng cũng chất chứa nỗi ưu tư. Bên cạnh đó, âm thanh tiếng quốc kêu trong chiều tà cũng gợi cho con người ta những nỗi ám ảnh cực kỳ lớn, tiếng chim kêu khắc khoải trong chiều tà.

Hình ảnh con người đơn sơ nhỏ bé hiện lên cũng sẽ giúp chúng ta thấy được khung cảnh vắng vẻ, heo hút thưa thớt của Đèo Ngang. Các từ tượng thanh được tác giả sử dụng trong bài thơ quốc quôc, gia gia gợi lên cho chúng ta nhưng nỗi thương nhơ, đất nước khôn nguôi.

Câu hỏi 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quanh đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh này dù có sự xuất hiện của con người và hình ảnh cuộc sống những vẫn heo hút vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm nỗi buồn thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả khi ở trong khung cảnh này.

 Câu hỏi 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang

Trả lời

Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua hai hình thức là thông qua cảnh vật để nói lên tình cảm và trực tiếp tả tình gợi ý. Mượn bức tranh heo hút, vắng lặng của Đèo Ngang và âm thanh tiếng chim quốc quốc, đa đa để nói lên tiếng lòng hoài cổ tha thiết của chính nhà thơ. Đó chính là nỗi nhớ nhà và sự tiếc nuối về quá khứ của đất nước, của quá khứ vàng son đã qua. Đây chính hình thức mượn cảnh ngụ tình. Không những thế bài thơ còn trực tiếp để tả tình, câu thơ cuối “một mảnh tình riêng ta với ta” để thể hiện rõ nhất điều này. Đây là sự đối diện với chính mình do nỗi cô đơn của nhà thơ nơi đất khách  quê người. Nỗi cô đơn khi đối diện với chính bản thân trước cảnh vật hoang sơ càng được khắc họa một cách sâu sắc nhất. Sự kết hợp của hai hình thức trên đã được tác giả kết hợp rất hài hòa, tại cho bài thơ một nét đặc biệt riêng, tạo nên sức sốn lâu bền cho bài thơ.

Câu hỏi 6. Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

Trả lời

Điểm nhấn của bài thơ chính là hình ản của nhân vật trữ tình trong bài thơ trữ tình trong hai câu thơ cuối. Thông qua các biện pháp nghệ thuật tương phản đối  lập trời non nước >< mảnh tình riêng, cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé hơn cô độc hơn. Tác giả đặt con người trong khung cảnh bao la ấy là một sáng tại đắc địa của tác giả, có tác dụng làm tô đạm cảnh trời non nước bao la ở Đèo Ngang. Điều này khác với đặt mảnh tình riêng của tác giả ở trong không gian chật hẹp. Điều này sẽ giúp cho chủ thể trữ tình thể hiện được tâm trạng cô đơn.

Xem thêm:

Sách bài tập tiếng Anh

Sách học kanji