Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện Vợ chồng A phủ của Tô Hoài
Đề bài: em hãy phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn vợ chồng A phủ
Bài làm
Tô Hoài là một nhà văn lớn của nên văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ. Và tác phẩm Vợ Chồng A Phủ là một truyện ngắn thành công nhất của ông. Tác phẩm chứa giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động miền núi, dưới ách thống trị của thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt thành công của tác phẩm chính là ở việc tác tác đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật xuất sắc trong đó có nhân vật Mỵ.
Tác Phẩm Vợ Chồng A phủ được in trong tập truyện Tây Bắc và đã được giải nhất - Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952
Vợ chồng A phu được mở đầu bằng cách giới thiệu nhân vật Mỵ ở trong hoàn cảnh đầy bí ẩn và nghịch lý. "Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” .
Qua cách giới thiệu này chúng ta đã thấy được sự đối nghịch của một cô gái âm thầm lẻ, loi, như một vật vô tri vô giác. Cô gái là ai? con nhà quyền quý nhưng tại sao mặt lúc nào cũng buồn rười rượi? Khuôn mặt gợi ra số phận đạu khổ, bất hạnh nhưng ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng.
Vốn dĩ Mỵ là một cô gái đẹp, có nhan sắc, có tài, chỉ một chiếc lá thôi trên môi cô cũng thành một bản nhạc tuyệt vời. Cô có một tâm hồn đầy khát khao, yêu thương. Trái tim Mỵ luôn cháy bỏng một tình yêu mãnh liệt và cũng đã nhiều lần hồi hộp trong những buổi hẹn với người yêu.
Nhưng sự tài hoa của người con gái ấy khong thể tránh được nhưng bất hạnh đạu khổ của một cô gái đẹp. Để trả nợ cho cha, cô đã chịu bán mình cho nhà giàu, chịu sống cảnh làm dâu trả nợ cho nhà quyền quý.
Tô Hoài đã diễn tả được nỗi cực nhọc về thể xác của người con gái ấy, con người với danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất là tôi tơ, làm đầy tớ cho nhà Thống lý. Thân phận Mỵ không chỉ là con dâu mà còn là thân trâu ngựa. “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm” . Mỵ còn khổ cực hơn khi mà khắc họa được nỗi đau tinh thần của Mỵ, Mỵ có tâm hồn rạo rực yêu thương, nhưng bây giờ lại lặng câm trước số phận. Và nhất là hình ảnh căn buồng kín mít và nhất là cái cửa sổ gỗ vuông bằng bàn tay, Mỵ ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trăng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mỵ giống như địa ngục trần gian giam hãm thể xác và cả tâm hồn của cô gái lứa tuổi đôi mươi ấy. Tiếng nói ấy dường như là sự lên án chế độ phong kiến miền núi đã đẩy Mỵ đến bước đường cùng, cái hội đấy đã làm cho con người cạn khô nhựa sống, nghĩa là sống cũng được mà không sống cũng không sao hết.
Mỵ đã từng muốn chết mà không được chết, vì Mỵ chết thì món nợ ấy cha Mỵ phải gánh. Nhưng đến lúc Mỵ có thể chết đi vì cha Mỵ không còn nữa thì Mỵ lại buông xuôi, sống cuộc sống vật vờ vô nghĩa. Mỵ làm việc lầm lũi như một cái xác không hồn, lúc lên núi hái hay đi nương, hái cỏ hay cỗng nước thì Mỵ chỉ còn cái xác.
Sức sống của cô gái ấy đã không còn nũa. Nhưng bên trong hình ảnh lầm lũi kia vẫn là một con người. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi sâu bị lãng quên. Khát vọng có thể bị vùi lấp đi nhưng nỗi đau khổ thì vẫn còn và theo thời cơ nó có thể bùng cháy lên. Gặp thời cơ thuận tiện nó có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Mà xuân đất trời và con người Hồng Ngài thay đổi, màu sắc kỳ ảo của các loài hoa đẹp đã góp phần làm nên sự nổi loạn trong tâm hồn Mỵ. Ngày tết đó, Mỵ cũng uống rượu, Mỵ uống từng bát, uống ừng ực rồi say đến khi lịm người đi. Cái say cùng men rượu đã đưa Mỵ về những ngày xưa, ngày còn son trẻ, ngày Mỵ còn tự do, còn có quyền sống là một con người. Mỵ còn trẻ Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng rồi vẫn đi chơi ngày tết. Huống chi Mỵ và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.
Tác nhân khiến Mỵ bùng nổ nhất vẫn là tiếng sáo trong đêm tịn màu xuân. Mỵ muốn đi chơi, Mỵ cuốn lại tóc rồi khoác lên vòng bạc đi chơi.
Nhưng sự háo hức của Mỵ bị dập tắt khi A Sử về, hắn trói Mỵ vÒ góc rồi lẳng lặng đi chơi, Mỵ sống trong thế giới thực ảo mơ về một thời mùa xuân trai trẻ. Mỵ muốn vùng lên đi chơi những chân Mỵ bị trói, bị giam cầm , chỉ còn sự tiếc nuối trong quá khứ.
Nhưng có lẽ sức sống của Mỵ thể hiện rõ nhất ở lúc Mỵ cởi trói cho A Phủ. Cả hai người đều là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. Những va chạm trong đêm hội mùa xuân khiến cho A Phủ bị nhà thống lý bắt giam cầm và trở thành một người đầy tớ. Và bản năng của một con người sống trong núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng bị trói giữa trời đêm giá rét. Hoàn cảnh đó, đã đánh thức lòng thương cảm trong Mỵ, nó giằng xé trong nội tâm của Mỵ. Lúc đầu thờ ơ với A phủ nhưng sau khi nhìn thấy giọt nước mắt lấp lành bò xuống hai hõm má xạm đen, đã đánh thức Mỵ. Nó như là giọt nước tràn ly thôi thúc Mỵ giải thoát cho A Phủ. Nó đưa Mỵ nhớ lại ngày xưa ngày Mỵ bị giam cầm như thế, từ sự thương mình Mỵ mới thườn A Phủ “Mình là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết". Mỵ cởi trói cho A Phủ rồi rồi bất ngờ cũng chạy theo A Phủ luôn. Lòng con ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong tâm hồn Mỵ, Mỵ đã tìm lại được tâm hồn thật của bản thân mình và dám theo tiếng gọi của trái tim. Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mỵ với tất cả tấm lòng yêu thương thông cảm và chỉ có điều đó chúng ta mới phát hiện được vẻ đẹp tiềm tàng của nhân vật Mỵ.
Vợ chồng A Phủ qua việc khác họa sâu sắc cuộc đời cho số phân, tính cách Mỵ đã tố cáo hùng hồn và đanh thép những thế lực phong kiến miền núi. Đồng thời nó cũng khẳng định được khát vọng tự do, hạnh phúc sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Chính những điều này đem lại sức sống và sự vững vàng của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ.
Xem thêm